Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
PHIẾU LẤY Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VỀ NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ MINH KHAI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI                  XÃ MINH KHAI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

MỤC LỤC

NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI  XÃ MINH KHAI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 

PHẦN I 1

MỞ ĐẦU.. 1

1. Lý do, sự cần thiết lập quy hoạch. 1

2. Căn cứ lập quy hoạch. 1

3. Tên, địa điểm, thời gian thực hiện đồ án. 3

4. Vị trí, ranh giới; phạm vi, quy mô của đồ án. 3

5. Quan điểm, mục tiêu, tính chất, chức năng của đồ án. 3

6. Nội dung, yêu cầu của việc lập đồ án quy hoạch. 4

PHẦN II 6

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,                                          KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA XÃ.. 6

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN.. 6

1. Điều kiện tự nhiên. 6

2. Các nguồn tài nguyên. 6

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT. 7

III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI 7

1. Hiện trạng dân số và phân bố dân cư. 7

2. Hiện trạng lao động và việc làm.. 8

3. Thực trạng phát triển kinh tế. 8

4. Tình hình thu nhập và đời sống. 9

IV. HIỆN TRẠNG KIẾN TRÚC CẢNH QUAN, HẠ TẦNG XÃ HỘI VÀ NHÀ Ở   9

1. Đánh giá tổng hợp về hiện trạng kiến trúc cảnh quan và các công trình hạ tầng xã hội 9

2. Thực trạng nhà ở và các khu dân cư nông thôn. 9

V. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT. 9

1. Đánh giá thực trạng hệ thống giao thông trên địa bàn xã. 9

2. Đánh giá thực trạng hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn xã. 9

3. Đánh giá thực trạng hệ thống cấp điện trên địa bàn xã. 10

4.  Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước. 10

5. Đánh giá thực trạng hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường. 10

VI. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 10

PHẦN III 11

QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI                                           XÃ MINH KHAI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030. 11

I. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH.. 11

1. Dự báo tiềm năng và định hướng phát triển. 11

2. Dự báo quy hoạch tổng thể không gian toàn xã. 11

3. Dự báo dân số, lao động. 11

4. Dự báo nhu cầu đất xây dựng. 12

5. Định hướng phát triển kinh tế chủ đạo. 12

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ MINH KHAI ĐẾN NĂM 2030. 12

1. Quy hoạch sử dụng đất 12

2. Quy hoạch phát triển sản xuất 12

3. Quy hoạch phát triển mạng lưới điểm dân cư. 13

4. Quy hoạch tổng thể không gian kiến trúc khu trung tâm. 13

5. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật 14

III. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC.. 14

IV. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN.. 15

V. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA QUY HOẠCH.. 15

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP ĐỒ ÁN.. 17

1. Thời gian lập nhiệm vụ và quy hoạch. 17

2. Hình thức, thời gian và nội dung lấy ý kiến quy hoạch. 17

VII. THÀNH PHẦN HỒ SƠ VÀ SẢN PHẨM GIAO NỘP. 18

1. Thành phần hồ sơ sản phẩm giao nộp Nhiệm vụ quy hoạch. 18

2. Thành phần hồ sơ sản phẩm giao nộp Đồ án quy hoạch. 18

PHẦN IV.. 19

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19

1. Kết luận. 19

2. Kiến nghị 19


NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI            

     XÃ MINH KHAI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

 

PHẦN I

 MỞ ĐẦU

    1. Lý do, sự cần thiết lập quy hoạch

    Nông nghiệp, nông thôn là khu vực có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.

Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông thôn Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn. Để thực hiện có hiệu quả các chính sách về phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn thì vấn đề quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã là hết sức cần thiết và cần được ưu tiên thực hiện.

    Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới cấp xã được lập nhằm cụ thể hóa quy hoạch xây dựng vùng tỉnh; làm cơ sở xác định các dự án đầu tư, lập các quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn; làm cơ sở để cấp có thẩm quyền công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, cao hơn là đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Được sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện Thạch An, UBND xã Minh Khai tiến hành triển khai lập đồ án “Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Minh Khai giai đoạn 2021-2030”.

    Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Minh Khai giai đoạn 2021-2030 phải được xác định và phân tích sâu sắc những yếu tố và nguồn lực cho sự phát triển, đánh giá một cách khách quan đúng đắn thực trạng phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây của xã nhằm xác định các lợi thế so sánh, các hạn chế, những thách thức và cơ hội phải nắm bắt; khắc phục những mặt tồn tại yếu kém, định hướng phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra và đưa ra các quan điểm, mục tiêu, giải pháp, biện pháp để khắc phục khó khăn phát huy lợi thế đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, hòa nhập với xu thế chung của huyện, của tỉnh, góp phần vào thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

            2. Căn cứ lập quy hoạch

    a) Căn cứ pháp lý:

    - Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017;

    - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;

    - Luật xây dựng ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;

    - Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

    - Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

    -  Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

    - Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;

    - Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 của Bộ xây dựng hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn;

    - Thông tư số 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

    - Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ xây Dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng (QCVN 01:2021/BXD);

    - Quyết định số 2185/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Thạch An;

    - Quyết định số 2643/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Thạch An;

    - Các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật về nông thôn của các Bộ, ngành liên quan;

    - Công văn số 495/UBND-KTHT ngày 13/4/2022 của Ủy ban nhân dân huyện Thạch An về việc triển khai lập quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2030.

    b) Căn cứ các tài liệu, bản đồ

    - Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 huyện Thạch An;

    - Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Thạch An;

    - Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Minh Khai nhiệm kỳ 2020-2025;

-      Báo cáo tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2021, phương hướng nhiệm vụ năm 2022 xã Minh Khai;

- Số liệu thống kê đất đai năm 2021 và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 xã Minh Khai.

          3. Tên, địa điểm, thời gian thực hiện đồ án

- Tên đồ án: "Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Minh Khai giai đoạn 2021-2030 ".

         - Địa điểm: Xã Minh Khai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

         - Thời gian thực hiện đồ án quy hoạch: 2021-2030; Phân kỳ quy hoạch 2021-2025; 2026-2030.

    4. Vị trí, ranh giới; phạm vi, quy mô của đồ án

    a) Vị trí, ranh giới

    Xã Minh Khai là một xã nằm ở phía Nam của huyện Thạch An cách trung tâm hành chính huyện Thạch An khoảng 74 km, với tổng diện tích tự nhiên 8.861,70 ha. Có vị trí tiếp giáp như sau:

    - Phía Bắc giáp Xã Bạch Đằng huyện Hòa An và xã Thịnh Vượng của huyện Nguyên Bình.

-      Phía Nam giáp xã Quang Trọng.

    - Phía Đông giáp xã Canh Tân và xã Đức Thông.

    -  Phía Tây giáp xã Bằng Vân Huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn.

    b) Phạm vi, quy mô

    -      Phạm vi lập quy hoạch là toàn bộ diện tích tự nhiên xã Minh Khai 8.861,70 ha.

    - Quy mô nghiên cứu quy hoạch gồm các xã lân cận và toàn bộ huyện Thạch An, huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn nhằm làm nổi bật được mối liên kết vùng.

          5. Quan điểm, mục tiêu, tính chất, chức năng của đồ án

    a) Quan điểm:

    - Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Minh Khai giai đoạn 2021-2030 phải cụ thể hóa được quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, làm cơ sở xác định các dự án đầu tư, lập các quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

    - Đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ giữa các ngành, phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực, tính khả thi trong triển khai; đáp ứng các nhu cầu trong giai đoạn hiện nay và tạo nền tảng phát triển cho các giai đoạn tiếp theo.

    - Đánh giá đầy đủ các điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội trong huyện, trong tỉnh có tác động trực tiếp đến phát triển của xã, mối liên kết các xã trong huyện, trong tỉnh, trước hết là kết nối hạ tầng giao thông, quản lý tài nguyên, …

    b) Mục tiêu:

                   - Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới là quy hoạch không gian và quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị truyền thống trên địa bàn xã.

                   - Quy hoạch phải đi trước một bước làm cơ sở xây dựng kế hoạch: sản xuất, phát triển hạ tầng, văn hóa, môi trường.

          - Quy hoạch phải đảm bảo tính hiện đại, văn minh có tính kế thừa và phát triển bền vững.

          - Quy hoạch phải tuân thủ Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Chính phủ ban hành và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chung của các cấp có thẩm quyền.

          - Quy hoạch xong phải có quy định quản lý xây dựng theo đồ án để làm cho nông thôn phát triển có trật tự, khang trang, sạch đẹp, tiết kiệm đất đai và các nguồn lực xã hội.

- Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới là cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng quản lý xây dựng trên địa bàn xã.

          c) Tính chất, chức năng

- Tính chất: Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Minh Khai là phát triển xã Minh Khai thành xã có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, chú trọng phát triển các cây trồng chủ lực là thế mạnh của xã là lúa, ngô, thạch đen, phát triển trồng rừng và ngành nghề đan lát truyền thống để nâng cao thu nhập cho người dân; bố trí hợp lý các điểm dân cư nông thôn; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng-an ninh được giữ vững.

- Chức năng: Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Minh Khai, gồm các chức năng:

+ Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại.

+ Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống.

+ Chức năng sinh thái.

6. Nội dung, yêu cầu của việc lập đồ án quy hoạch

    a) Nội dung quy hoạch

    - Khảo sát thực địa xác định ranh giới các thôn xóm (ranh giới điểm dân cư), ranh giới xã Minh Khai thông qua với chính quyền địa phương.

    - Điều tra điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã.

    - Đánh giá hiện trạng kết cấu hạ tầng trên địa bàn xã (hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội).

    -  Cập nhật tình hình sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp của xã (trồng trọt, chăn nuôi).

    - Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đề xuất các giải pháp thực hiện bảo đảm đời sống lâu dài cho người dân.

    - Quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng; quy hoạch tổng thể không gian kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật của xã.

    - Đề xuất các cơ chế chính sách và tổng hợp vốn đầu tư.

    b) Các yêu cầu của đồ án

    - Đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ giữa các ngành, phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực, tính khả thi trong triển khai; đáp ứng các nhu cầu trong giai đoạn hiện nay và tạo nền tảng phát triển cho các giai đoạn tiếp theo.

    - Đánh giá đầy đủ các điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội trong huyện, trong tỉnh có tác động trực tiếp đến phát triển của xã, mối liên kết các xã trong huyện, trong tỉnh, trước hết là kết nối hạ tầng giao thông, hạ tầng thông tin, quản lý tài nguyên, …

 

 

 

PHẦN II

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA XÃ

           

            I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN

          1. Điều kiện tự nhiên

          1.1. Vị trí địa lý

Xã Minh Khai là một xã nằm ở phía Nam của huyện Thạch An cách trung tâm hành chính huyện Thạch An khoảng 74 km, với tổng diện tích tự nhiên 8.861,70 ha. Có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp Xã Bạch Đằng huyện Hòa An và xã Thịnh Vượng của huyện Nguyên Bình.

- Phía Nam giáp xã Quang Trọng.

- Phía Đông giáp xã Canh Tân và xã Đức Thông.

- Phía Tây giáp xã Bằng Vân huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn.

1.2. Khí hậu, thời tiết

Khí hậu mang đặc thù khí hậu miền núi, được chia làm 4 mùa, xong rõ rệt nhất là 2 mùa (mùa hè và mùa đông). Mùa hè bắt đầu từ đầu tháng 5 đến tháng 7, mùa này thời tiết nắng nóng nhiều, nhiệt độ cao từ 300C đến 360C và bất chợt hay có mưa và lũ. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, mùa này nhiệt độ có lúc thấp dưới 100C và thường có gió mùa đông bắc kèm theo mưa nhỏ, trời nhiều mây mù. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1300mm ¸1500mm

 1.3. Địa hình

Địa hình xã có nhiều đồi núi, khe suối nhỏ, không thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, cung cấp nước sinh hoạt, nước sản xuất nông nghiệp. Địa hình  phức tạp, dân cư  rải rác, đường giao thông đi lại khó khăn nhất là vào mùa  mưa, lũ.; Đất sản xuất nông nghiệp và đất chuyên dùng tập trung khu vực trung tâm xã tại đây địa hình tương đối bằng phẳng, diện tích đất canh tác tập trung, còn lại chủ yếu nằm xen kẽ, rải rác theo các thung lũng, ven đường, suối, ...

 1.4. Thủy văn

Hệ thống sông suối của xã chủ yếu là sông suối nhỏ. Trải đều các xóm nên cũng giúp giải quyết phần nào nhu cầu cho việc tưới tiêu trong sản xuất và sinh hoạt.

2. Các nguồn tài nguyên

          2.1. Tài nguyên đất

Với tổng diện tích tự nhiên của xã là 8.861,68 ha.

 - Chủ yếu là nhóm đất đồi (nhóm đất đỏ vàng): Đặc điểm của loại đất này là phát triển trên vùng đồi, núi thấp hoặc địa hình lượn sóng. Đất có màu đỏ  hoặc vàng. Địa hình phần lớn bị chia cắt mạnh, sườn dốc. Có ưu thế đa số đất có tầng dày (50 -  120 cm) khu địa hình có độ dốc trung bình thích hợp với các cây công nghiệp dài ngày.

- Nhóm đất xám và nâu xám phân bố nhỏ lẻ nằm xen kẽ những vùng đồng trước núi hoặc lòng máng ven các con sông, suối tạo thành những dải đất bằng nhỏ bé.

- Đất  tích cácbonnat ở các thung lũng đá vôi hoặc ở địa hình trũng bị ảnh hưởng mạch nước chứa cacbon nat, đất thường có thành phần cơ giới từ  trung bình đến nặng, càng xuống dưới càng nặng hơn. Hàm lượng mùn và đạm tổng số ở lớp mặt từ trung bình đến khá, lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo. Khu có địa hình thấp phù hợp với các cây ngắn ngày.

          2.2. Tài nguyên nước

Xã có các con suối nhỏ và nhiều khe lạch nhỏ là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

          2.3. Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp của xã là 8.403,80 ha, chiếm 94,83% diện tích đất tự nhiên toàn xã, trong đó: Rừng phòng hộ có 5.164,50 ha, chiếm 61,45% diện tích đất lâm nghiệp; Rừng sản xuất có 3.239,30 ha, chiếm 38,55%. Độ che phủ rừng là 63,5%. Tuy nhiên thảm thực vật tự nhiên Minh Khai có trữ lượng không cao, phân bố không đều trên toàn lãnh thổ, các vùng rừng tập trung ở những nơi hiểm trở. Các quần thể thực vật xã phân bố theo các độ cao khác nhau, trữ lượng gỗ nhỏ.

2.4. Tài nguyên khoáng sản

Đến nay chưa có điều tra khảo sát cụ thể nào được tiến hành nghiên cứu về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã.

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

    Theo kết quả thống kê đất đai và kết quả điều tra khảo sát ngoài thực địa tổng DTTN theo địa giới hành chính của xã là 8.861,70 ha. Năm 2021, diện tích sử dụng các nhóm đất như sau:

- Nhóm đất nông nghiệp: 8.663,60 ha, chiếm 97,76% tổng diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất phi nông nghiệp: 168,20 ha, chiếm 1,90% tổng diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất chưa sử dụng: 29,80 ha, chiếm 0,34% tổng diện tích tự nhiên.

(Nguồn: Số liệu thống kê đất đai năm 2021 của huyện Thạch An)

    III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI

            1. Hiện trạng dân số và phân bố dân cư

 - Năm 2021 dân số của xã có 2.272 người với 542 hộ gia đình, bình quân 4,19 người/ hộ. Mật độ dân số bình quân toàn xã là 25,64 người/km2.

         - Dân số được dự báo theo phương pháp tổng quát. Căn cứ vào dân số, số hộ năm hiện trạng, tỷ lệ phát triển dân số.

+ Dự báo dân số năm 2025: 2.378 người; 595 hộ.

+ Dự báo dân số năm 2030: 2.518 người; 630 hộ.

2. Hiện trạng lao động và việc làm

Đến năm 2021, số người trong độ tuổi lao động của xã Minh Khai là 1.577 người, chiếm 69,41% dân số toàn xã. Số lao động có việc làm là 1.420 người, chiếm 90,04% tổng số lao động của xã. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 37%.

Nhìn chung, nguồn lao động của xã khá dồi dào nhưng cơ cấu lao động chưa cân đối, số lao động trong ngành nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn; công nghiệp - thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại chưa phát triển mạnh nên chưa thu hút và điều tiết lao động giữa các ngành. Chất lượng lao động nhìn chung còn thấp, lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ lớn trong trong tổng số lao động của xã.

(Nguồn: Thống kê dân số năm 2021 của xã Minh Khai)

          3. Thực trạng phát triển kinh tế   

          Cơ cấu kinh tế của xã trong những năm gần đây đã có bước chuyển dịch quan trọng, đúng hướng phù hợp với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng dần, tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm dần. Trong những năm tới cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - thương mại, dịch vụ - Nông, lâm nghiệp.

          3.1. Ngành nông nghiệp

          a) Trồng trọt

Đánh giá hiện trạng sản xuất trồng trọt trên địa bàn xã gồm: Diện tích các loại cây trồng trên địa bàn xã, năng suất, sản lượng.

          b) Chăn nuôi, thủy sản

Đánh giá hiện trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã bao gồm: Tổng đàn trâu, bỏ, dê, lợn, gia cầm, … diện tích nuôi trồng thủy sản.

          c) Lâm nghiệp

Đánh giá về hiện trạng rừng, thực trạng rừng, công tác quản lý bảo vệ rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng. Công tác phòng chống cháy rừng trên đại bàn xã.

          3.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Đánh giá hiện trạng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trên địa bàn xã.

          3.3. Thương mại, dịch vụ:

Đánh giá hiện trạng Thương mại - dịch vụ trên địa bàn xã.

          4. Tình hình thu nhập và đời sống

Trong những năm qua cùng với sự lãnh đạo của Đảng uỷ, HĐND-UBND và với sự cố gắng của bà con nhân dân trong xã, nền kinh tế của xã có những chuyển biến tích cực đời sống của nhân dân được cải thiện. Chương trình xoá nhà tạm, giảm hộ nghèo được quan tâm và thực hiện có hiệu quả. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt 19 triệu đồng/người/năm.

IV. HIỆN TRẠNG KIẾN TRÚC CẢNH QUAN, HẠ TẦNG XÃ HỘI VÀ NHÀ Ở

1. Đánh giá tổng hợp về hiện trạng kiến trúc cảnh quan và các công trình hạ tầng xã hội

- Đánh giá hiện trạng kiến trúc cảnh quan khu trung tâm xã, gồm: Trụ sở UBND xã, Bưu điện xã, Nhà văn hóa xã, khu vui chơi thể thao xã …

- Đánh giá hiện trạng các công trình hạ tầng xã hội của xã, gồm: Trường học, trạm y tế, dịch vụ thương mại …

2. Thực trạng nhà ở và các khu dân cư nông thôn

a) Về nhà ở: Chủ yếu là dạng nhà ở nông thôn truyền thống, nhà ven đường liên xã và các tuyến đường chính chủ yếu là nhà sàn hoặc nhà gỗ bán kiên cố có diện tích từ 300 - 400 m2. Đến nay trên toàn xã còn 27 nhà tạm, số nhà đạt tiêu chuẩn 139 nhà.

b) Khu dân cư nông thôn: Diện tích đất khu dân cư nông thôn của xã Minh Khai hiện có là 43,41ha với 542 hộ gia đình phân bố không đồng đều, được ở thành các xóm. Bình quân đất ở 400 m2/hộ.

          Hệ thống cơ sở hạ tầng trong các khu dân cư đang dần được đầu tư và cải tạo, nâng cấp. Tuy nhiên trong các khu dân cư tỷ lệ nhà kiên cố còn rất thấp, chủ yếu là nhà tạm và nhà gỗ, nhà sàn bán kiên cố. Trước mắt cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân đặc biệt là hệ thống giao thông trong khu dân cư (chủ yếu vẫn là đường đất, lầy lội về mùa mưa và bụi về mùa khô).

(Nguồn: Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ năm 2022)

V. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

1. Đánh giá thực trạng hệ thống giao thông trên địa bàn xã

Đánh giá hiện trạng hệ thống giao thông trên địa bàn xã: đường trục thôn, liên thôn xóm; đường trục chính nội đồng; chiều dài các tuyến đường, loại mặt đường, …

2. Đánh giá thực trạng hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn xã

Đánh giá hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã bao gồm: Các công trình đập đầu mối, tuyến kênh, số km kênh kiên cố, số km kênh đất, tổng diện tích tưới, …

3. Đánh giá thực trạng hệ thống cấp điện trên địa bàn xã

Đánh giá hệ thống cấp điện trên địa bàn xã bao gồm: Tuyến đường dây 35KV, 22KV, các Trạm biến áp, đường dây 0,4kV cấp đến các hộ; số hộ được sử dụng điện, …

4.  Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước

Đánh giá các công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn xã bao gồm: Các công trình, số hộ được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh từ các công trình, …

5. Đánh giá thực trạng hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường

a) Hệ thống thoát nước mưa: Đánh giá hệ thống thoát nước mưa trên địa bàn xã bao gồm: Hiện trạng thoát nước, hệ thống mương thoát nước, …

b) Thoát nước thải sinh hoạt: Đánh giá hiện trạng thoát nước thải trên địa bàn xã.

c) Đánh giá hiện trạng môi trường: Đánh giá hiện trạng rác thải, chất thải trên địa bàn xã, các khu tập kết rác thải, chất thải bãi rác thải, ….

VI. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

- Đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã giai đoạn trước đến năm 2020, những kết quả đạt được, những khó khăn vướng mắc.

- Rà soát, đánh giá các dự án và quy hoạch còn hiệu lực trên địa bàn xã.

- Đánh giá những tiêu chí nông thôn mới của xã so với Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (đến cuối năm 2021 đạt được bao nhiêu tiêu chí).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN III

QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI                               

           XÃ MINH KHAI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

 

I. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH

1. Dự báo tiềm năng và định hướng phát triển

- Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ dân cư, công trình hạ tầng và sản xuất. Dự báo quy mô đất, xây dựng cho từng loại công trình cấp xã, thôn, bản và đất ở;

- Dự báo loại hình, tính chất kinh tế chủ đạo như: kinh tế thuần nông, nông lâm kết hợp; chăn nuôi; tiểu thủ công nghiệp; định hướng phát triển trung tâm xã; quy mô sản xuất, sản phẩm chủ đạo, khả năng thị trường định hướng giải quyết đầu ra;

- Định hướng phát triển hạ tầng, kinh tế (sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), môi trường trên địa bàn xã:

- Xác định những tiềm năng của xã về nhân lực, nguồn lực kinh tế - xã hội; điều kiện tự nhiên.

- Xác định các chỉ tiêu phát triển chung và cụ thể cho từng lĩnh vực theo hướng phù hợp với tiềm năng, nguồn lực để đảm bảo tính khả thi và phát triển bền vững.

2. Dự báo quy hoạch tổng thể không gian toàn xã

- Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã cần nghiên cứu các phương án cơ cấu tổ chức không gian, lựa chọn giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng của xã. Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã là căn cứ để triển khai các quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất.

- Định hướng tổ chức hệ thống khu dân cư mới và cải tạo thôn xóm cũ: Xác định qui mô dân số, chỉ tiêu đất cho từng nhóm hộ, qui mô chiếm đất và nhu cầu đất của toàn thôn. Đối với vùng nhiều sự cố thiên tai cần cảnh báo và nêu rõ các giải pháp phòng chống cho người và gia súc.

- Định hướng tổ chức hệ thống các công trình công cộng , bảo tồn công trình văn hoá lịch sử, xác định vị trí, quy mô, định hướng kiến trúc cho các công trình công cộng cấp xã; các khu vực có tính đặc thù khác;

- Định hướng tổ chức hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật toàn xã kết nối các thôn, bản với vùng sản xuất, với trung tâm xã và vùng liên xã (bao gồm hạ tầng phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống); đối với vùng nhiều sự cố thiên tai cần cảnh báo và nêu rõ các giải pháp phòng chống.

3. Dự báo dân số, lao động

a) Dự báo dân số

Dân số toàn xã năm 2021 là 2.272  người với 542 hộ.

ð Dự báo quy mô dân số đến năm 2025 khoảng 2.378 người; và đến năm 2030 khoảng 2.518 người; tỷ lệ tăng dân số bình quân trong giai đoạn 2021-2030 khoảng 1,15%.

b) Dự báo lao động

Lao động toàn xã năm 2021 là 1.577 lao động,

      - Dự báo đến năm 2025 có khoảng 1.641 lao động.

      - Dự báo đến năm 2030 có khoảng 1.738 lao động.

(Nguồn: Dân số được dự báo theo phương pháp tổng quát. Căn cứ vào dân số, số hộ năm 2021, tỷ lệ phát triển dân số hàng năm của xã)

4. Dự báo nhu cầu đất xây dựng

            Dự báo đất cho nhu cầu phát triển xây dựng đến năm 2030 tăng khoảng 5,0 ha - 10,0 ha: đất phát triển khu dân cư nông thôn, đất xây dựng các công trình công cộng, đất giao thông, đất nghĩa địa…. thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

            5. Định hướng phát triển kinh tế chủ đạo

Động lực phát triển kinh tế: Nông lâm nghiệp kết hợp với thương mại dịch vụ, phấn đấu đưa xã Minh Khai sớm hoàn thành xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia.

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ MINH KHAI ĐẾN NĂM 2030

1. Quy hoạch sử dụng đất

- Xác định cụ thể diện tích các loại đất trên địa bàn xã đã được cấp huyện phân bổ.

- Xác định diện tích đất cho nhu cầu phát triển, cụ thể: diện tích đất lúa, đất trồng cây hàng năm còn lại, đất nông nghiệp khác, đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của xã, đất nghĩa trang, nghĩa địa do xã quản lý, đất sông, suối, đất phát triển hạ tầng của xã và đất phi nông nghiệp khác.

- Trong quá trình lập quy hoạch nông thôn mới, cần xác định diện tích những loại đất khi chuyển mục đích sử dụng phải xin phép theo quy định của pháp luật hiện hành. Xác định diện tích các loại đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng.

- Lập kế hoạch sử dụng đất: Phân chia các chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng, diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng, diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng.

- Phân kỳ sử dụng đất theo 2 giai đoạn: 2021 - 2025 và 2026 - 2030.

- Hệ thống chỉ tiêu và biểu quy hoạch sử dụng đất (theo Phụ lục số 01 Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 của Bộ Xây dựng).

2. Quy hoạch phát triển sản xuất

- Xác định tiềm năng, quy mô của từng loại hình sản xuất (những cây trồng, vật nuôi hiện là thế mạnh của địa phương và định hướng những cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương; dự báo khả năng sản xuất, sản lượng theo từng giai đoạn; Định hướng phát triển đầu ra cho sản phẩm đem lại giá trị kinh tế cao, có giá trị trên thị trường).

- Phân bổ khu vực sản xuất nông nghiệp hàng hóa ngành trồng trọt (lúa, màu, cây công nghiệp, cây ăn quả); khu chăn nuôi; khu nuôi trồng thủy sản; nhà xưởng bảo quản, chế biến; công nghiệp và dịch vụ. Hạng mục quy hoạch phải rõ vị trí theo thôn, bản.

a) Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản

b) Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

c) Quy hoạch phát triển dịch vụ, thương mại

3. Quy hoạch phát triển mạng lưới điểm dân cư

- Xác định quy mô dân, số hộ theo đặc điểm sinh thái, tập quán văn hóa; công trình công cộng từng thôn, khu dân cư mới;

- Xác định hệ thống thôn, bản và khu dân cư mới;

- Cơ cấu phân khu chức năng, tổ chức không gian; Yêu cầu, nguyên tắc, định hướng giải pháp tổ chức không gian kiến trúc, xác định vị trí, quy mô khu trung tâm thôn, dân cư tập trung; khu sản xuất, các khu vực có khả năng phát triển, hạn chế phát triển, khu vực không xây dựng và các nhu cầu khác; các vùng đặc thù, các công trình đầu mối, kết nối hạ tầng;

- Xác định cơ cấu phát triển không gian chung toàn xã;

- Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của đồ án;

- Cải tạo chỉnh trang thôn, bản, nhà ở: Định hướng giải pháp tổ chức không gian ở, các qui định về kiến trúc, màu sắc, hướng dẫn cải tạo nhà, tường rào, cổng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, kiến trúc, vật liệu truyền thống của địa phương;

- Các chỉ tiêu cơ bản về dân số, đất, công trình công cộng thôn, khu dân cư cũ và xây dựng mới;

4. Quy hoạch tổng thể không gian kiến trúc khu trung tâm

- Quy hoạch bố trí tổng mặt bằng không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan của trung tâm xã.

- Xác định vị trí, ranh giới, diện tích đất, dự báo quy mô xây dựng mới hoặc cải tạo, định hướng kiến trúc đặc trưng đối với khu trung tâm và từng công trình công cộng cấp xã.

- Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: giao thông, thoát nước, cấp nước, cấp điện, thoát nước thải, vệ sinh môi trường, nghĩa trang toàn xã, các thôn, bản và vùng sản xuất và liên xã, xác định hệ thống, vị trí, quy mô danh mục công trình, định hướng giải pháp cải tạo chỉnh trang, tiêu chuẩn kỹ thuật, mặt cắt chính đáp ứng yêu cầu phát triển của từng giai đoạn quy hoạch và bảo vệ môi trường.

- Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã là căn cứ để triển khai các quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất. Do vậy, cần dự tính khả năng tác động qua lại của các bước quy hoạch, nhằm xác định nhu cầu tổ chức không gian phù hợp với thực tiễn và với yêu cầu quản lý của từng ngành, theo từng giai đoạn phát triển của xã

5. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

5.1. Quy hoạch hệ thống giao thông

Nghiên cứu phát triển mạng lưới đường trên địa bàn xã như đường xã, đường thôn xóm, đường trục chính nội đồng kết hợp hệ thống kênh mương (hoặc đường lâm sinh kết hợp dân sinh,...); loại mặt cắt các đường; quy hoạch phát triển các công trình phục vụ giao thông như: Bến, bãi....

5.2. Định hướng quy hoạch san nền và thoát nước

Trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ thực tế, xác định hình thức tổ chức quy hoạch san nền cho khu vực xây dựng (về hướng chung của tổng thể; hướng các khu vực cục bộ theo các hình thức giật cấp, toàn thể,...) Nguyên tắc nghiên cứu là định hướng cốt nền hạn chế úng ngập và thoát nước thuận lợi cho từng khu chức năng và toàn khu vực; các giải pháp về chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng, xác định cao độ khống chế cho từng khu vực (tập trung vào các điểm dân cư cấp thôn); xác định hướng, mạng và lưu vực thoát nước chính.

5.3. Định hướng quy hoạch hệ thống cấp nước

Các giải pháp cơ bản về dự báo nhu cầu dùng nước và lựa chọn nguồn cấp nước sinh hoạt, sản xuất (lưu ý sản xuất nông nghiệp); lựa chọn công nghệ xử lý nước; thiết kế mạng lưới đường ống cấp nước chính và xác định quy mô các công trình cấp nước (đối với cấp nước tập trung); biện pháp cơ bản về bảo vệ nguồn nước và công trình cấp nước.

5.4. Quy hoạch hệ thống cấp điện

Xác định chỉ tiêu và tiêu chuẩn thiết kế; dự báo nhu cầu sử dụng điện và lựa chọn nguồn cấp điện; thiết kế mạng lưới cấp điện: Xác định số lượng, quy mô các trạm biến áp, lưới điện từ trung áp trở lên, hành lang bảo vệ các tuyến điện cao áp đi qua; Lưu ý yêu cầu về quy hoạch hệ thống điện sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.

5.5. Quy hoạch hệ thống thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang

Các chỉ tiêu nước thải, chất thải rắn, đất nghĩa trang; các vấn đề mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải; thu gom và công nghệ xử lý chất thải rắn; quản lý, phát triển nghĩa trang nhân dân; các vấn đề về quản lý môi trường khu vực sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Nghiên cứu các đề xuất phù hợp thực tiễn địa phương.

5.6. Quy hoạch hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất

Xác định các công trình thủy lợi tưới tiêu cần nâng cấp, sửa chữa, làm mới trong kì quy hoạch. Hệ thống giao thông nội đồng phục vụ sản xuất.

III. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

- Đánh giá hiện trạng về môi trường tự nhiên về điều kiện khí tượng thủy văn, hệ sinh thái, địa chất, xói mòn đất, thay đổi khí hậu, chất lượng nguồn nước, không khí, chất thải rắn, nước thải, tiếng ồn, các vấn đề về dân hội, văn hóa…

- Phân tích, dự báo những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội và môi trường đô thị, đề xuất hệ thống tiêu chí bảo vệ môi trường để đưa ra các giải pháp về định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật tối ưu.

- Đề ra các giải pháp tổng thể phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục tác động rủi ro đối với dân cư, hệ sinh thái tự nhiên, nguồn nước, không khí, tiếng ồn khi triển khai thực hiện quy hoạch.

- Lập chương trình, kế hoạch giám sát môi trường về kỹ thuật, quản quan trắc môi trường.

IV. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

          1. Phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương

          2. Xác định các chương trình dự án cần ưu tiên đầu tư

V. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA QUY HOẠCH

Đất xây dựng cho các điểm dân cư nông thôn phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương nhưng không được nhỏ hơn quy định tại Bảng 1, Bảng 2 dưới đây:

Bảng 1: Chỉ tiêu sử dụng đất điểm dân cư nông thôn của các xã

Loại đất

Chỉ tiêu sử dụng đất (m2/người)

Đất ở (đất thổ cư - các lô đất ở gia đình)

Chưa bao gồm đất vườn ( thổ canh)

≥ 25

Đất xây dựng công trình dịch vụ

≥ 5

Cây xanh công cộng

≥ 2

Đất nông, lâm ngư nghiệp; đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phục vụ sản xuất

≥ 5000

           

Bảng 2: Yêu cầu tối thiểu phải đảm bảo khi thực hiện quy hoạch

 

STT

Hạng mục

Chỉ tiêu

1

Đất ở

≥ 25 m2/người

 

- Đối với hộ nông nghiệp

≥ 250m2/hộ

 

- Đối với hộ phi nông nghiệp

≥ 120 m2/hộ

2

Cấp công sở xã

 

-

Diện tích xây dựng

≥ 1000 m2

-

Diện tích sử dụng

≤ 500 m2

3

Nhà trẻ, trường mầm non

 

 

Diện tich xây dựng

≥ 12 m2/trẻ

 

Bán kính phục vụ

≤ 1 km

 

Quy mô trường

≥ 3 - 15 nhóm , lớp

4

Trường tiểu học

 

 

Diện tich xây dựng

≥ 10 m2/hs

 

Bán kính phục vụ

≤ 2 km

 

Quy mô trường

≤ 30 lớp

 

Quy mô lớp

≤ 35 HS

 

Trường trung học cơ sở

 

 

Diện tich xây dựng

≥ 10 m2/hs

 

Bán kính phục vụ

≤ 4 km

 

Quy mô trường

≤ 45 lớp

 

Quy mô lớp

≤ 45 HS

6

Trạm y tế

 

 

Diện tích xây dựng có vườn thuốc

≥ 1000 m2

7

Trung tâm văn hóa thể thao

≥ 1.500 m2

 

Diện tích xây dựng nhà văn hóa xã

≥ 1.000 m2

 

Cụm các công trình sân bãi, thể thao

≥ 5.000 m2/cụm

8

Chợ

 

 

Quy mô diện tích

≥ 1.500 m2/ chợ

 

Diện tích đất xây dựng

≥ 16 m2/ điểm kinh doanh

 

Diện tích sử dụng

≥ 3 m2/ điểm kinh doanh

9

Điểm phục vụ bưu chính viễn thông

≥ 150 m2/ điểm

10

Nghĩa trang nhân dân

 

 

Diện tích đất XD cho 1 mộ hung táng

≤ 5 m2/ mộ

 

Diện tích đất XD cho 1 mộ cát táng

≤ 3 m2/mộ

 

Khoảng cách đến khu dân cư

 

 

Đối với hung táng

≥ 500 m

 

Đối với cát táng

≥ 100 m

11

Khu chôn lấp chất thải rắn (của xã hoặc cụm xã)

 

 

Khoảng cách ly vệ sinh

 

 

Đến khu dân cư

≥ 3000 m

 

Đến công trình khác

≥ 1000 m

 

Trạm trung chuyển đến các công trình

≥ 20 m

12

Đất cây xanh công cộng

2 m2/ người

13

Đường giao thông nông thôn

 

-

Đường từ huyện đến xã, đường liên xã, đường từ xã đến thôn, xóm

 

+

Chiều rộng phần xe chạy dành cho xe cơ giới

≥ 3,5 m/ làn xe

+

Chiều rộng và lề gia cố

≥ 1,5 m

+

Chiều rộng mặt cắt ngang đường

≥ 6,5 m

-

Đường thôn xóm, trục đường chính nội đồng, chiều rộng mặt đường

 

 

Chất lượng mặt đường

 

 

Đường từ huyện đến xã, đường liên xã, đường từ xã đến thôn xóm.

Bê tông xi măng, láng nhựa hoặc cấp phối đá dăm

 

Đường trục chính nội đồng

Cát sỏi trộn bê tông hoặc gạch vỡ xỉ than

14

Cấp điện

 

 

Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt

 

 

Điện năng

≥ 1000 KWh/người/năm

 

Phụ tải

≥ 150 w/người

 

Chỉ tiêu cấp điện cho công cộng

≥ 15% nhu cầu điện sinh hoạt

15

Tiêu chuẩn cấp nước (tập chung)

 

 

Có trang thiết bị vệ sinh và mạng lưới đường ống

≥ 80 lít/người/ngày

 

 

Có đường ống và vòi nước dẫn đến hộ gia đình

≥ 60 lít/người/ngày

 

 

Sử dụng vòi nước công cộng

≥ 40 lít/người/ngày

 

Cấp nước cho TTCN

80% tổng lượng nước sinh
hoạt

 

Nước cấp cho CCN theo loại hình công nghiệp

≥ 60% diện tích

 

16

Thoát nước

Phải có hệ thống thoát nước
thải sinh hoạt, nước mưa

 

Thu gom

≥ 80% lương nước cấp

 

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP ĐỒ ÁN

1. Thời gian lập nhiệm vụ và quy hoạch

- Lập nhiệm vụ quy hoạch: không quá 01 tháng, không kể thời gian thẩm định, trình phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.

- Lập đồ án quy hoạch: không quá 06 tháng kể từ ngày phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch không kể thời gian thẩm định, tình phê duyệt đồ án.

2. Hình thức, thời gian và nội dung lấy ý kiến quy hoạch

a) Hình thức lấy ý kiến

- Được thực hiện bằng phiếu góp ý thông qua hình thức trưng bày công khai hoặc tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tại UBND xã hoặc giới thiệu phương án phương án quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng của UBND xã, thôn.

b) Thời gian lấy ý kiến

Thời gian lấy ý kiến cộng đồng dân về quy hoạch chung xây dựng xã:

- 20 ngày đối vớiquan.

- 40 ngày đối với tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư.

c) Nội dung lấy ý kiến

Nội dung lấy ý kiến về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng xã bao gồm: Những định hướng cơ bản về phát triển dân cư; các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối, hạ tầng xã hội, sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

3. Tổ chức thực hiện

- Kinh phí lập quy hoạch                      :  Ngân sách huyện.

- Chủ đầu tư                                        :  UBND Minh Khai

- Cơ quan thẩm định                            Phòng Kinh tế hạ tầng

- Cơ quan phê duyệt                            :  UBND huyện Thạch An.

- Đơn vị lập quy hoạch                        : Theo quy định của pháp luật.

VII. THÀNH PHẦN HỒ SƠ VÀ SẢN PHẨM GIAO NỘP

Thành phần hồ sơ đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Minh Khai thực hiện theo Thông tư số 02/2017/TT- BXD ngày 01/3/2017 của Bộ Xây hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn, gồm:

1. Thành phần hồ sơ sản phẩm giao nộp Nhiệm vụ quy hoạch

          a) Thành phần hồ sơ Nhiệm vụ quy hoạch, gồm các tài liệu sau:

TT

Tên sản phẩm

hiệu Bản vẽ

Tỷ lệ bản vẽ

1

đồ vị trí mối liên hệ vùng

QH - 01

Tỷ lệ thích hợp

2

Bản đồ ranh giới phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch chung xây dựng

QH - 02

Tỷ lệ thích hợp

3

Thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí

 

 

4

Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch

 

 

b) Sản phẩm giao nộp Nhiệm vụ quy hoạch, gồm:

- Thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí (bản vẽ A3 và các bảng biểu số liệu có liên quan): Số lượng 07 bộ.

- Dự thảo tờ trình thẩm định và Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã: Số lượng 07 bộ.

2. Thành phần hồ sơ sản phẩm giao nộp Đồ án quy hoạch

          a) Thành phần hồ sơ Đồ án quy hoạch, gồm các tài liệu sau:

TT

Tên sản phẩm

hiệu bản vẽ

Tỷ lệ bản vẽ

1

đồ vị trí, mối liên hệ vùng

QH - 01

Tỷ lệ thích hợp

2

Bản đồ hiện trạng tổng hợp, đánh giá đất xây dựng

QH - 02

1/10.000

3

đồ định hướng phát triển không gian toàn

QH - 03

1/10.000

4

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

QH - 04

1/10.000

5

Bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật môi trường; hạ tầng phục vụ sản xuất.

QH - 05

1/10.000

6

Thuyết minh tổng hợp

 

 

7

Tờ trình, Quyết định phê duyệt, Quy định quản quy hoạch theo đồ án Quy hoạch.

 

 

b) Sản phẩm giao nộp Đồ án quy hoạch, gồm:

- Thuyết minh Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Minh Khai giai đoạn 2021-2030 (bản vẽ A3 và các bảng biểu số liệu có liên quan): Số lượng 07 bộ.

- Dự thảo tờ trình thẩm định và Quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch.

- Dự thảo quy định về quản xây dựng theo đồ án quy hoạch.

- Đĩa CD lưu giữ Thuyết minh Đồ án, các bản vẽ A0, A3 và các văn bản liên quan.

PHẦN IV

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 

          1. Kết luận

Nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Minh Khai giai đoạn 2021-2030 được lập trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng, xác định tính chất, chức năng; các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của xã.

Nhiệm vụ quy hoạch xã Minh Khai đã khái quát được vị trí, phạm vi ranh giới, quy mô lập quy hoạch; đã đưa ra được quan điểm, mục tiêu, động lực phát triển kinh tế chủ đạo của xã.

2. Kiến nghị

Đề nghị Phòng kinh tế và Hạ tầng, UBND huyện Thạch An xem xét phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Minh Khai giai đoạn 2021-2030, để UBND xã Minh Khai có cơ sở triển khai các bước tiếp theo của dự án, đảm bảo đúng kế hoạch đề ra.


 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ MINH KHAI

 

PHIẾU LẤY Ý KIẾN

CỘNG ĐỒNG dân cư VỀ NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ MINH KHAI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

 Địa điểm: Xã Minh Khai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

    A. THÔNG TIN VỀ CÁ NHÂN ĐÓNG GÓP Ý KIẾN

Họ và Tên: ……………………………………………..................................................

Địa chỉ: ……………………………………………………………………...................

Điện thoại:……………………….Email:……………………………………………

B. Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CHO NHIỆM VỤ QUY HOẠCH

1. Nhiệm vụ đặt ra các mục tiêu có hợp lý hay không?

Không

Ý kiến bổ sung:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

2. Các căn cứ lập nhiệm vụ quy hoạch đã đầy đủ hay chưa ?

 Đầy đủ   Chưa đầy đủ

Ý kiến bổ sung:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

3. Quý vị có đồng thuận với nội dung nhiệm vụ quy hoạch đề ra để giải quyết trong quá trình nghiên cứu sau này hay không?

* Về quy mô nghiên cứu quy hoạch:      Không

 

Ý kiến bổ sung:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

* Về tính chất & chức năng khu vực:     Không

Ý kiến bổ sung:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

* Về các yêu cầu về nội dung cần nghiên cứu:           Không

Ý kiến bổ sung:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

C. Ý KIẾN KHÁC

(Nêu những ý kiến liên quan trực tiếp đến cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia với nhiệm vụ quy hoạch)

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

TRÂN TRỌNG CẢm ơn sỰ hỢp tác cỦa QUÝ vỊ!

 

 

 

 

 

Tin tức
Đăng nhập
ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang